banner

THỦ TỤC MIỄN TRỪ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI (LẦN ĐẦU) TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Thông tư 06/2018/TT-BCT
  • Nghị định 10/2018/NĐ-CP

II. YÊU CẦU HOẶC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

– Việc áp dụng biện pháp miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.

III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo việc tiếp nhận hồ sơ miễn trừ, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lần đầu (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ). Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. 

– Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. 

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung.

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

– Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

IV. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

– 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

V. HỒ SƠ BAO GỒM

– Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;

– Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ, bao gồm: tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;

– Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá nhập khẩu hàng hóa đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);

– Quy trình sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu đầu vào là hàng hóa đề nghị miễn trừ (nếu có);

– Nhu cầu tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ (thông thường trong 03 năm gần nhất và năm hiện tại);

– Định mức tiêu hao hoặc định mức sử dụng nguyên vật liệu là hàng hóa nhập khẩu đề nghị miễn trừ;

– Văn bản, tài liệu hoặc mẫu mã chứng minh sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện phòng vệ thương mại.

VI. PHẠM VI CÔNG VIỆC CÔNG TY LUẬT VNLC THỰC HIỆN:

– Tư vấn về điều kiện, trình tự thủ tục xin miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (lần đầu);

– Soạn thảo hồ sơ và đại diện theo ủy quyền thực hiện toàn bộ thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Bàn giao lại toàn bộ hồ sơ lưu, các kết quả của các thủ tục ngay sau hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ.

 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với luật sư Tô Minh Tiến (Giám đốc công ty) qua: Số điện thoại: 0984.098.882 / 0912.018.599 hoặc Email: vnlclawfirm@gmail.com